Máy toàn đạc và hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc

HighMark Security giới thiệu sơ bộ một số thông tin cơ bản về máy toàn đạc và hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc trong công tác đo đạc trắc địa như Nikkon, Leica…Giới thiệu máy toàn đạc và hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc ✅

Máy toàn đạc Leica TS 09 Plus
Máy toàn đạc Leica TS 09 Plus

Giới thiệu máy toàn đạc

Máy toàn đạc là gì ?

Máy toàn đạc (tiếng Anh: total station) là một thiết bị quang học điện tử đa năng được sử dụng để khảo sát và xây dựng công trình. Máy toàn đạc là 1 máy kinh vĩ điện tử tích hợp với đo khoảng cách điện tử (EDM), nhằm đọc được khoảng cách giữa 2 cao điểm (điểm đứng máy, và điểm cần đo khác).

Tìm hiểu về cấu trúc và ứng dụng của máy toàn đạc điện tử

  • Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị quang học điện tử đa năng. Nó là một máy kinh vĩ điện tử kết hợp với đo khoảng cách điện tử (EDM).
  • Thiết bị này được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực khảo sát địa hình, cũng như các công tác trắc địa trên các công trình xây dựng dựa vào khả năng đo đạc chuẩn xác, nhanh chóng.
  • Máy kinh vĩ điện tử được tích hợp khối đo khoảng cách để xác định khoảng cách từ điểm đặc máy đến điểm cần đo.

Cấu tạo tổng quan

Với sự phát triển ngày càng cao của các ngành công nghệ trong đó có công nghệ đo đạc thì máy toàn đạc điện tử là thiết bị ra đời bởi sự phát triển đó.

Sơ đồ khối của máy

Máy toàn đạc điện tử là thiết bị trắc địa nhiều chức năng giải quyết các bài toàn về giao hội, bố trí điểm sử dụng phương pháp tọa độ,… Sản phẩm là sự kết hợp của máy kinh vĩ điện tử và khối đo xa được kết nối bởi phần mềm tiện ích đặt trong máy. Sơ đồ khối như sau:

Trong đó:

  • Khối đo xa điện tử: có tác dụng đo khoảng cách từ điểm đặt mát tới vị trí đặt gương.
  • Máy kinh vĩ điện tử: tự động trong quá trình đo góc ngang và đứng.
  • Phần mềm tiện ích:
    – Làm việc với các dữ liệu đo góc, đo cạnh để đưa ra đại lượng cần thiết.
    – Quản lý, xử lý dữ liệu.
    – Giao tiếp với máy tính.
Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 322 - Máy toàn đạc điện tử Nikon
Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 322 – Máy toàn đạc điện tử Nikon

Cơ chế hoạt động của máy toàn đạc điện tử

Nguyên lý đo xa: Điểm đặt máy toàn đạc điện tử sẽ được đặt bộ phận thu phát. Gương sẽ được đặt hệ thống phản hồi tín hiệu. Bộ phận phát tín hiệu sẽ truyền tải tín hiệu về hệ thống phản hồi, khi đó hệ thống phản hồi sẽ xử lí và trả lời lại hệ thống thu của máy.

Khoảng cách cần đo sẽ được xử lý theo công thức:

D=vt/2
Trong đó: D là khoảng cách cần được đo
 v: Vận tốc truyền tín hiệu (v=3.10^8 m/s)
 t: Là thời gian tín hiệu đi và về.

Ứng dụng sử dụng máy toàn đạc điện tử

  • Thiết bị này được sử dụng trong việc đo đạc địa chính, khảo sát địa hình, xây dựng các công trình dân dụng như cao tầng, cầu đường giao thông.
  • Đo vẽ bản đồ địa hình xử lý xuất sang được các định dạng file khác nhau như CAD, dễ dàng quản lý được bởi hệ thống máy tính điện tử.
  • Máy được dùng nhiều trong các công trình xây dựng ngày nay đặc biệt trong việc bố trí điểm (chuyển tiếp tọa độ điểm từ những bản thiết kế ra bên ngoài địa hình thật).

Các chế độ đo

  • Đo góc
  • Đo khoảng cách
  • Đo tọa độ
  • Xử lý dữ liệu

Từ những dữ liệu về đo góc và khoảng cách kết hợp với phần mềm tiện ích trong máy toàn đạc đã tạo nên những ứng dụng cần thiết cho kỹ sư trắc địa ngày nay

  • Đo thu thập số liệu hay là đo chi tiết
  • Chuyển điểm thiết kế ra thực địa trong xây dựng dân dụng và thiết kế bố trí
  • Đo diện tích
  • Đo gián tiếp khoảng cách
  • Đo giao hội
  • Các công tác đo đạc tuyến đường
Máy toàn đạc điện tử Geomax ZT-20R
Máy toàn đạc điện tử Geomax ZT-20R

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử

Hiểu chức năng các phím trên máy:

Hầu hết, các máy toàn đạc điện tử điều có cấu tạo và chức năng của các phím gần như giống nhau hoàn toàn, nên bạn không cần lo ngại về việc tìm hiểu máy này nhưng không áp dụng được cho loại khác.

Cụ thể:

Các phím cứng (Fixed keys):

  • ♦ [PAGE] : Chuyển sang trang tiếp theo khi giao diện có nhiều trang màn hình
  • ♦ [MENU] : Truy cập vào chương trình ứng dụng, cài đặt, quản lý dữ liệu, hiệu chỉnh, thông số kết nối, thông tin hệ thống và truyền dữ liệu.
  • ♦ [USER] : Phím được lập chương trình với chức năng từ menu FNC.
  • ♦ [FNC] : Truy cập nhanh vào những chức năng đo và hỗ trợ quá trình đo.
  • ♦ [ESC] : Thoát khỏi giao diện hiện tại hoặc chế độ soạn sửa. Trở về màn hình trước đó.
  • ♦ : Xác nhận dữ liệu vào và tiếp tục trường tiếp theo.
  • ♦ Trigger key: Phím trigger có thể được cài đặt một trong 3 chức năng (ALL, DIST, OFF)

Các phím mềm (softkeys): là các phím hiển thị ở trên màn hình máy

  • ♦ [ALL] : Đo và lưu kết quả vào bộ nhớ máy.
  • ♦ [DIST] : Đo và hiển thị trên màn hình, không lưu kết quả vào trong máy.
  • ♦ [REC] : Lưu kết quả đang hiển thị trên màn hình vào trong máy.
  • ♦ [ENTER] : Xóa giá trị hiện tại, sẵn sàng nhập giá trị mới.
  • ♦ [ENH] : Nhập tọa độ.
  • ♦ [LIST] : Hiển thị những điểm có sẵn.
  • ♦ [FIND] : Tìm kiếm điểm.
  • ♦ [EDM] : Cài đặt các tham số liên quan đến chế độ đo dài.
  • ♦ [IR/RL] : Chuyển đổi giữa chế độ đo có gương và không gương.
  • ♦ [PREV] : Về giao diện màn hình trước.
  • ♦ [NEXT] : Tiếp tục tới giao diện tiếp theo.
  • ♦ [STATION] : Cài đặt trạm máy
  • ♦ [SetHz] : Cài đặt góc bằng
  • ♦ [COMP] : Cài đặt chế độ bù nghiêng (2 trục, 1 trục hoặc tắt chế độ bù).
  • ♦ [SecBeep] : Cài đặt tiếng kêu bip khi góc bằng đi qua vị trí 0 0 , 900 , 1800 , 2700

Khi bạn am hiểu các chức năng bàn phím thì việc đọc, hiểu các sách hướng dẫn kĩ thuật hay việc học ở lớp hướng dẫn cũng sẽ dễ dàng áp dụng hơn bao giờ hết.

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica

Máy toàn đạc điện tử Leica sở hữu thiết kế chắc chắn, tính năng tiện ích đa dạng, rất dễ sử dụng mang đến những tiện ích thiết thực cho công tác đo đạc trắc địa.

  • Tham khảo: Máy đo diện tích cầm tay

Máy toàn đạc điện tử là một trong những thiết bị không thể thiếu trong công tác đo đạc trắc địa, tuy nhiên để sử dụng máy toàn đạc điện tử đúng cách, chính xác bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

Nắm bắt chức năng các phím

Cũng giống như các loại máy toàn đạc điện tử của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, máy toàn đạc điện tử của thương hiệu Leica cũng có các phím chức năng tương tự như:

  • INPUT: nhập liệu.
  • DIST: đo khoảng cách.
  • ALL: vừa đo khoảng cách vừa lưu vào bộ nhớ của máy.
  • IR/RL: chọn chế độ đo có gương hoặc chế độ đo không gương.
  • REC: lưu điểm vào bộ nhớ.
  • EDM: cài đặt EDM. 
  • STATION: nhập toạ độ điểm đứng máy.
  • SET Hz: đưa góc ngang về 0°00’00” hay nhập vào một góc bất kỳ.
  • COMP: bù trục nghiêng.
  • SECBEEP: báo hiệu góc ¼.
  • ESC: thoát, hủy bỏlệnh, trở về màn hình trước.
  • ENTER: chấp nhận lệnh.
  • PAGE: thay đổi trang màn hình.
  • USER: phím người sử dụng.
  • FNC: những hàm chức năng.
  • MENU: menu chính.
  • F1; F2; F3; F4: các phím nóng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Nikon

1, Cách sử dụng máy toàn đạc điện tử DTM 322 5”

A .Sử dụng ngoài hiện trường

  • Khi ra ngoài hiện trường làm việc ta phải cho máy lên chân và cân bằng máy sao cho 2 bọt thủy (dài,tròn) vào chính giữa xong . Nếu bắc máy tại mốc thì ta phải chỉnh dọi tâm máy vào chính giữa tâm mốc, còn với chức năng giao hội thì không cần.
  • Mở máy đảo ống kính khoảng 45 °Ấn phím (Menu) chọn 1(job) tạo công việc  ấn vào creat ghi tên không quá 8 ký tự xong  ấn (ENT).
  • -Thao tác đặt trạm máy theo phương pháp tại mốc : Trên bàn phím ấn phím 7 (STN) xong ta chọn 1(Known) ấn (ENT) nhập tên điểm và tọa độ đã biết vào xong ấn (ENT),đo chiều cao máy từ đỉnh mốc tới điểm đánh dấu của máy nhập vào (HI). Chọn điểm định hướng theo hai cách tọa độ(1Coord)và góc (2 Angle), ta chọn (1Coord) xong ấn (ENT) ngắm ống kính đến điểm mốc đang dựng gương để định hướng và ấn phím đo (MSR1/MSR2) xong màn hình suất hiện dòng nhắc -REC STN- ta ấn (ENT)đã hoàn thành thao tác đặt trạm máy. Kiểm tra lại ta ấn phím đo tới mốc và so sánh
  • Thao tác đặt trạm máy theo phương pháp giao hội: Trên bàn phím ấn phím 7(STN)xong chọn 2 Resection.Ta nhập tọa độ điểm đo gương thứ1 (PT) xong nhập chiều cao của gương (HT)xong ấn phím đo MSR1/MSR2 tới gương xong ấn (ENT)quay ống kính máy tới điểm gương thứ 2(PT) nhập tọa độ vào xong, nhập chiều cao gương (HT)ấn phím đo tới gương xong ấn(ENT). Kết quả trạm máy đã được thiết lập xong thao tác đặt trạm máy.
  • Chuyển điểm ra ngoài thực địa
  • Sau khi  đã thao tác đặt trạm máy xong ta chọn phím 8(S-O)trong đó có 2 cách tìm điểm hoặc cắm điểm ra thực địa:
  • Tìm theo góc phương vị và khoảng cách, ta chọn 1(HA-HD)màn hình suất hiện nhập khoảng cách (HD)và nhập góc phương vị (HA)nhập xong ta đưa ống kính tới vị trí của gương và ấn phím đo MSR1/MSR2điều chỉnh gương về đúng vị trí khoảng cách (HD)và góc phương vị (HA)00°00’00”là điểm cần tìm hoặc cắm điểm
  • Tìm theo tọa độ hoặc cắm điểm: Ta chọn 2 (XYZ)ấn ENT, màn hình suất hiện nhập tên điểm(PT) cần tìm hoặc có trong danh sách thị gọi ra xong màn hình báodHAchỉ góc ngang cửa điểm cần tìm,dHDchỉ khoảng cách tới điểm cần tìm . Ta xoay ống kính ngắm tới gương ấn phím MSR1/MSR2đo cho tới các kết quả tính về 0là điểm cần tìm.
  • Chương trình đo cắm điểm: Khi ta thao tác đặt trạm máy xong ấn phím 4(PRG),ta chọn 1(2Pt Refline) là chia nhỏ điểm trên đoạn thẳng và bẻ vuông góc tim tuyến ra 2 bên.Ta nhập tuần tự tên điểm PT1,PT2, nếu chưa có tọa độ thì nhập vào và đã có trong (Job) rồi thì gọi ra (List). Màn hình hiển thị kết quả cần tìm sau khi đo tới gương, Trong đó: (Sta…)thông báo khoảng cách ở giữa tính từ PT1đến PT2,(O/S…)là khoảng cách vuông góc  cách  trục PT1đến PT2         

B. Sử dụng trong phòng:

Dùng phần mềm (Conex )hoặc (Transit 2.36)cài đặt trên máy tính để truyền số liệu từ máy toàn đạc vào máy tính để phục vụ đo vẽ và tính toán.

Thao tác từ máy toàn đạc cắm cáp kết nối với máy tính ,ta mở máy lên vào (Menu) chọn 5(Comm)xong chọn tiếp 1( Download)                                  

  • – Xuất hiện màn hình cài đặt tải dữ liệu
  • – Chọn định dạng NIKONvà dạng file RAW/ COORDvà ấn ENT
  • – Kiểm tra cáp nối máy tính và máy toàn đạc
  • – Ấn phím ANGứng với phím mềm Go
  • – Xuất hiện màn hình gửi dữ liệu và đếm ngược bản ghi xuất cho đến khi báo hoàn thành
  • – Ở màn hình xoá tên công việc vừa xuất  chọn một trong hai: ấn phím MSR1ứng vớiAbrtnghĩa là không xoá file gốc trên máy toàn đạc, ấn phím ANGứng với phím mềmDELlà xoá file gốc vừa xuất.
  • -Máy quay về màn hình đo chính
  • – Chọn OK ở máy tính sau khi tải xong

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ

Viết một bình luận