Các sản phẩm máy kinh vĩ [Hướng dẫn sử dụng đo đạc]

HighMark Security ✅ giới thiệu các sản phẩm máy kinh vĩ được sử dụng phổ biến, kiến thức cơ bản và hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ đo đạc.

Máy kinh vĩ và hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ đo đạc

Kiến thức cơ bản về máy kinh vĩ

  • Máy kinh vĩ là loại dụng cụ đo lường các góc mặt bằng và góc đứng trong không gian, tên tiếng Anh: Theodolite.
  • Độ chính xác của máy đo được có thể đạt đến một giây (góc). Loại máy này được dùng phổ biến trong điều tra khảo sát thực địa. Một loại máy cao cấp hơn là loại máy Máy toàn đạc hoặc Máy toàn đạc điện tử có khả năng đo cạnh và xử lý số liệu tính toán dựa vào CPU được gắn bên trong máy đo.
  • Cấu tạo cơ bản của máy gồm một ống kính gắn trên bệ có khả năng quay tự do trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau: mặt phẳng nằm ngang và một mặt phẳng bất kì vuông góc với nó.
  • Trước khi đo đạc cần thăng bằng máy bằng cách chỉnh độ dài của các chân máy sao cho bọt thủy nằm vào giữa tâm của miếng kính gắn trên bệ máy.
  • Kết quả đo góc được biểu thị trên thang chia độ (đối với các máy cũ) hoặc hiện số (đối với các máy hiện đại).
Các sản phẩm máy kinh vĩ ✅ Hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ đo đạ
Các sản phẩm máy kinh vĩ ✅ Hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ đo đạc

Máy kinh vĩ có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

Cấu tạo máy kinh vĩ bao gồm 3 bộ phận chính như sau:

1, Bộ phận cân bằng, định tâm:

  • Bộ phận cân bằng gồm thủy bình dài để cân bằng.
  • Bộ phận định tâm gồm dây dọi, dọi tâm laser, dọi tâm quang học

2, Bộ phận ngắm  bao gồm 3 hệ thấu kính là vật kính, thị kính và kính điều quang. Bộ phận này có 3 trục cơ bản là

  • Trục ngắm là đường nối quang tâm kính vật và giao điểm dây chưa thập
  • Trục hình học là trục đối xứng của ống kính.
  • Trục quang học là đường nối quang tâm kính vật và quang tâm kính mắt.

3, Bộ phận đọc số gồm:

  • Bàn độ đứng
  • Bàn độ ngang
  • Bàn độ của máy kinh vĩ được mã hóa chính xác đến  0’’,01 và nhờ bộ xử lý CPU mà trị số đo của hướng được hiển thị trên màn hình và lưu giữ trong bộ nhớ của máy tốt hơn. Khi cần sử dụng, xử lý số liệu thì bạn có thể xuất và nhập vào máy tính nhanh chóng. Máy còn có một bàn phím để người đo dễ điều khiển hơn. Và tùy vào mỗi loại máy kinh vĩ mà cấu tạo có chút thay đổi nhưng vẫn giữ cấu tạo cơ bản trên, đồng thời có những điểm ưu việt khác.

Phân loại máy kinh vĩ

Với máy kinh vĩ hiện nay người ta chia ra làm 02 loại: Máy kinh vĩ quang cơ và máy kinh vĩ điện tử

  • Máy kinh vĩ quang cơ là loại máy xét về mặt công nghệ thì hoàn toàn là yếu tố cơ học và yếu tố hình học. Kết quả đo đạc từ máy kinh vĩ quang cơ được thể hiện qua một hệ thống lăng, thấu kính để chiếu giá trị góc đo lên khu vực quan sát của mắt. Ngày nay máy Kinh vĩ quang cơ ít được sử dụng vì lý do: thủ công và dễ dẫn tới sai số thô do khả năng đọc không đáp ứng được nhu cầu công nghiệp xây dựng hiện nay.
  • Máy kinh vĩ điện tử là loại máy được phát triển lên từ máy kinh vĩ quang cơ. Cơ bản về nguyên lý thì máy kinh vĩ điện tử vẫn thực hiện các chức năng của một máy kinh vĩ quang cơ có. Chi khác là có thêm một bộ phận điện tử cho phép số đọc kết quả đo được hiển thị lên màn hình LCD thay vì phải đọc trực tiếp

Phân loại các máy kinh vĩ theo cấu tạo và cách đọc số

Theo đặc tính này có thể chia máy kinh vĩ thành 3 loại:

  • Máy kinh vĩ cơ học: Cấu tạo bàn độ bằng kim loại vạch khắc được chia trực tiếp trên bàn độ và đọc số bằng kính lúp. Đây là loại máy cũ hiện nay không được sản xuất vì quá lạc hậu.
  • Máy kinh vĩ quang học: Bàn độ của máy được chế tạo bằng thuỷ tinh, có thiết bị đọc số trực tiếp gắn trong máy. Đây là các loại máy kinh vĩ hiện đại hiện nay đang được sử dụng rộng rãi. Nhược điểm của loại máy này là ngƣời sử dụng máy phải trực tiếp đọc số nên không có điều kiện truyền số liệu trực tiếp từ máy kinh vĩ ra các thiết bị khác và không có khả năng tự động hoá quá trình đo.
  • Máy kinh vĩ số (Digital Theodolite). Đây là loại máy kinh vĩ hiện đại nhất mới xuất hiện trong những năm gần đây. Ưu điểm của loại máy này là xuất kết quả ra màn hình tinh thể lỏng nên việc đọc số rất dễ dàng. N goài ra, máy còn có thể kết nối với các thiết bị khác. Phần lớn thao tác đo được thực hiện tự động.

Phân loại máy kinh vĩ theo đơn vị đo góc

Theo đơn vị đo góc có thể phân máy kinh vĩ thành 3 loại sau:

  • Loại sử dụng đơn vị Độ – Phút – giây:  Đây là loại máy đƣợc sử dụng phổ biến ở nước ta đối với loại máy này, một vòng tròn (bàn độ ngang hoặc bàn độ đứng) được chia thành 3600. Mỗi độ chia thành 60′ và mỗi phút chia thành 60”.
  • Loại máy kinh vĩ sử dụng đơn vị Grad(gon): Đối với máy loại này một vòng tròn (bàn độ ngang) theo mỗi grad chia thành 10 đề xi grad, 1 đề xi grad được chia thành 10 xăng ti grad vv….Hệ grad rất tiện dụng trong việc lập trình trên máy tính nhưng ở nước ta, do thói quen nên các máy hệ grad không được ưa dùng nhưng rất phổ biến ở châu Âu.

Loại máy kinh vĩ sử dụng đơn vị li giác (mil)

Một vòng tròn trong máy này được chia thành 6400 li giác. Loai máy này hay được dùng ở Mỹ, ở nước ta loại máy này rất hiếm.

Phân loại máy kinh vĩ theo độ chính xác

Độ chính xác của máy kinh vĩ là tham số quan trọng nhất của máy. Độ chính xác của máy kinh vĩ được hiểu là sai số trung phương đo góc (góc ngang hay góc đứng) khi thực hiện một vòng đo hoàn chỉnh. Theo độ chính xác của máy có thể phân các máy kinh vĩ thành 3 loại:

  • Máy kinh vĩ độ chính xác cao là máy có độ chính xác đo góc nhỏ
    hơn 2″
  •  Máy kinh vĩ chính xác: Là máy kinh vĩ có độ chính xác đo góc từ 3-5″
  •  Máy kinh vĩ chính xác trung bình: Sai số trung phương đo góc > 5

Máy kinh vĩ dùng để làm gì ?

Máy kinh vĩ là một trong những chiếc máy không thể thiếu trong công tác đo đạc trắc địa bởi đây là thiết bị chính dùng để đo góc bằng, góc đứng, chiều dài, độ chênh cao trong phương pháp đo cao lượng giác. Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy kinh vĩ chính là máy kinh vĩ quang cơ và máy kinh vĩ điện tử, tuy nhiên vì tính ứng dụng cao hơn nên đa số các công ty đo đạc trắc địa tại Việt Nam đều sử dụng máy kinh vĩ điện tử.   

Hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ

Trước khi bắt đầu một công tác đo đạc nào, đều cần phải thực hiện một vài thao tác bắt buộc gần như là nguyên tắc khi sử dụng máy. Công Việc bao gồm hai ( 02) phần :  cân bằng và định tâm máy.

Định tâm máy kinh vĩ

  • Sau khi đã khóa ốc nối giữa máy và chân máy, định tâm sơ bộ để đưa tâm của máy vào vị trí gần nhất so với tâm mốc. Người dùng ngắm vào kính dọi tâm quang học < thiết kế trên máy kinh vĩ quang cơ> hoặc nhìn điểm chiếu laser < hệ thống dọi tâm laser của một số dòng máy điện tử >để điều chỉnh tâm máy một cách gần đúng
  • Điều chỉnh các ốc cân máy để đưa tâm máy về vị trí chính xác so với tâm mốc.

Cân bằng máy kinh vĩ 

  • Sau khi đã đưa được tâm máy về trùng với tâm mốc, người ta tiến hành cân bằng máy bằng cách thay đổi độ cao của chân máy để đưa bọt thủy tròn trên máy về vị trí gần đúng – càng chính xác càng tốt.
    < Lưu ý : quá trình này tuyệt đối không được tác động tới 3 ốc cân máy – mà chỉ thay đổi độ cao của chân máy bằng 3 ốc hãm>
  • Các bạn cần phân biệt rõ giữa “ ốc cân máy” và “ ốc hãm chân máy” nhé
  • Cân bằng sơ bộ ống thủy tròn xong, ta quay máy sao cho trục ống thủy dài song song với 2 ốc cân máy, ở bước này, người ta tác động cùng chiều – hoặc ngược chiều đồng thời 2 ốc cân để đưa vị trí bọt thủy về giữa.
  • Xoay máy đi 1 góc 90° –  sử dụng ốc cân thứ 3 để đưa bọt thủy về vị trí còn chính giữa trên hướng này.

–> Tới đây, ta phải kiểm tra lại xem tâm máy còn trùng khớp chính xác với tâm mốc hay không? Vì sự thay đổi – tác động của người dùng tới 3 ốc cân máy sẽ làm dịch chuyển tâm máy. Sẽ xảy ra 2 trưởng hợp
Nếu quá trình cân bằng sơ bộ của mình chính xác cao, sau khi thực hiện qua hết các bước trên mà máy chỉ có độ dịch chuyển nhỏ không đáng kể <=1mm so với tâm mốc chuẩn  hoặc căn cứ theo quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu sai số định tâm đối với từng cấp lưới – nếu đạt thì có thể chấp nhận được và tiến hành đo đạc luôn.

  • Tham khảo: Máy định vị GPS cầm tay

Chia sẻ cách sử dụng máy kinh vĩ đúng cách

Để giúp các bạn có thể nhanh chóng nắm bắt cách vận hành máy kinh vĩ đúng cách, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau đây:

  •  Bước 1: bố trí đế máy, cân bằng máy bằng bọt thủy, cân bằng đĩa bằng dọi tâm laser (chú ý mở ốc cân chỉnh trung tâm của đế máy, di chuyển đĩa nền cho đến khi điểm laser trùng với điểm đánh dấu trên mặt đất, sau đó khóa ốc cân chỉnh trung tâm lại).
  •  Bước 2: hướng ống kính lên trời hoặc nơi có bề mặt ánh sáng đồng nhất, xoay thị kính cho đến khi 2 đường chữ thập có màu đen rõ nét sẽ giúp bạn xác định được hướng chính xác cần ngắm đến.
  •  Bước 3: mở bàn kẹp ngang và đứng, sau đó dùng khóa ở thị kính quang học để điểu chỉnh độ rung cho đến khi nhìn thấy mục tiêu.
  •  Bước 4: mở máy bằng cách giữ nút power khoảng 3 giây, sau đó lựa chọn phép đo theo yêu cầu của công việc.
  •  Bước 5: lưu dữ liệu đã đo, xuất dữ liệu ra máy tính thông qua dây cáp, bluetooth hoặc USB.

Xem thêm: Cung cấp máy kinh vĩ tại Đà Nẵng

Viết một bình luận