HighMark Security ✅ giới thiệu các loại máy thủy bình (máy thủy chuẩn) và hướng dẫn sử dụng, cách đo đạc. Công tác trắc địa hay công tác đo đạc là công việc khảo sát lại thực tế hay công tác chuyển từ thiết kế ra thực địa trên bề mặt đất
- Xem thêm: Sản phẩm máy thủy bình
Mục lục nội dung bao gồm:
Các loại máy thủy bình và hướng dẫn sử dụng, cách đo đạc máy thủy chuẩn
Trong ngành xây dựng, máy thủy bình là thiết bị không thể thiếu đối với những người kĩ sư hiện nay. Nó còn được gọi với cái tên khác như là máy thủy chuẩn và có tác dụng chính là xác định cao độ giữa các điểm. Rất nhiều lĩnh vực có thể sử dụng thiết bị này trong đó có trắc địa, khảo sát, xây dựng… Mỗi lĩnh vực nó lại có công dụng khác nhau, ví dụ như trong trắc địa thì được sử dụng để xây dựng lưới cao độ, truyền dẫn cao độ. Nhưng trong xây dựng máy thủy chuẩn lại có tác dụng quan trắc lún công trình, san lấp và truyền dẫn cao độ. Độ chính xác của từng loại máy thủy chuẩn sẽ khác nhau máy độ chính xác thấp từ 2 – 2mm, loại độ chính xác cao từ 1 – 1.5mm.
Các sản phẩm máy thủy bình (máy thủy chuẩn) phổ biến
Máy thủy bình là một trong những loại máy đo đạc trắc địa thông dụng, được sử dụng để tính cao độ, đo khoảng cách và nhiều ứng dụng khác chính vì vậy đây là một trong những thiết bị không thể thiếu trong công tác đo đạc trắc địa.
1 Máy thủy bình (máy thủy chuẩn) dùng cho khảo sát công trình đường xá
- 1.1 featureMáy thủy bình Nikon AC -2S
- 1.2 Máy Thủy Bình Nikon AX-2S
- 1.3 Máy thủy bình Sokkia B40A
- 1.4 Máy thủy bình Topcon AT B4A
2 Máy thủy bình độ chính xác cao dùng cho công tác xây dựng nhà cao tầng
- 2.1 Máy thủy bình tự động Leica Na 824
- 2.2 Máy thủy bình tự động Leica NA720
- 2.3 Máy thủy bình tự động Leica Na728
Tuỳ theo mục đích sử dụng của người đo đạc thì bạn nên chọn những hãng máy thủy chuẩn khác nhau để phù hợp với công tác sử dụng cũng như là những yêu cầu độ chính xác cho phép của công trình mà bạn có thể lựa chọn những thiết bị phù hợp nhất cùng với đó là giá cả máy trắc địa hợp lý nhất hiện nay. Ngoài ra chúng tôi còn mang tới các dịch vụ trắc đạc phục vụ cho đo đạc công trình cũng như là các công tác xác định lại diện tích căn hộ chung cư hiện nay
Cách đo cao độ bằng máy thủy bình
- Đo cao độ của một điểm là một công tác vô cùng cần thiết trên các công trình xây dựng cũng như các công tác đo vẽ dáng của địa hình như vẽ đường bình độ thể hiện bề mặt của địa hình, hay các công tác đo cao độ để lấy số liệu trong san lấp mặt bằng công trình.
- Nguyên lý đo cao độ chính là đo cao hình học dựa vào tia ngắm ngang, sau đây HighMark Security xin giới thiệu cách đo cao bằng may thuy binh, một thiết bị có thiết kế nhỏ gọn nhưng thuận tiện trên công trình xây dựng ngày nay và được các kỹ sư trắc đạc tin dùng và được coi như người bạn đồng hành trên mọi công trình xây dựng.
- Một lưu ý quan trọng đó chính là trước khi đo đạc thì cần phải kiểm tra sai số góc I máy thủy bình để đảm bảo rằng số đọc trên thiết bị này có độ tin cậy và độ chính xác cao nhất trên những địa hình khác nhau hay nhưng thay đổi bề mặt đất cung quanh. Và đưa ra các giá trị chênh cao giữa các điểm trên thực địa một cách chuẩn xác và nhanh chóng nhất
- Đo cao độ bằng máy thủy bình là một công tác dẫn truyền cao độ từ một điểm gốc về các điểm tham chiếu xung quanh theo phương pháp tia ngắm nằm ngang của ống kính để xác định chênh cao giữa hai điểm qua một thiết bị phụ trợ là mia nhôm 5m
Các bước đo cao độ bằng máy thủy bình (máy thủy chuẩn)
Nguyên lý của đo cao độ bằng máy thủy chuẩn là phương pháp đo cao hình học
Bước 1: Chọn vị trí đặt máy
Đặt máy thủy chuẩn tại vị trí bất kỳ trên mặt sàn hay nơi cần đo đạc, vị trí đặt máy tốt nhất là cao hơn vị trí của mốc gốc ( mốc độ cao chuẩn để chuyền cao độ, mốc này ở vị trí chắc chắn không bị ảnh hưởng của các điều kiện của thực địa bên ngoài). Để hiểu rõ hơn về thiết bị này bạn đọc có thể tham khảo bài viết máy thủy bình là gì
Bước 2: Cân máy
Chọn vị trí đặt máy có nền chắc chắn không bị sụt lún đặt chân máy sao cho mặt chân máy ở vị trí ngang bằng nhất. Gá máy lên chân máy và tiến hành cân bằng máy. Đầu tiên chúng ta sẽ đặt bọt thủy tròn trên máy sao cho nó nằm trên đường thẳng tưởng tượng đi qua 2 ốc trên máy, vận 2 ốc trên đế máy vặn hai ốc này cùng chiều nhau để đưa bọt nước tròn vào vị trí cân bằng sau đó dùng ốc thứ 3 điều chỉnh sao cho bọt nước này vào vị trí cân bằng chính xác. Chúng ta có thể cân máy vào vị trí cao độ gốc cho trước hoặc có thể cân máy vào vị trí bất kỳ sau đo độ cao các điểm sau này sẽ cộng hoặc trừ đi giá trị đọc được trên mia khi đặt ở mốc gốc này ( Nếu vị trí đặt máy thấp hơn mốc thì sẽ cộng thêm vào còn nếu cao hơn thì sẽ trừ đi giá trị này- giá trị này ký hiệu là a)
Bước 3: Bắt đầu đo đạc
Đầu tiên chúng ta sẽ ngắm vào mia ( mia là một thước cúng có khắc vạch và ghi số).
Tiến hành điều quang để sao cho hình ảnh mia trong ống ngắm của máy thủy chuẩn cho hình ảnh rõ dàng nhất. Khi đọc số đọc trên mia thì sẽ có 2 số đọc ghi số trên mia là hàng m và hàng dcm, còn 2 số đọc ghi trên chứ E là hàng cm và hàng mm, cứ mỗi khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng là 10mm. Ví dụ như hình trên thì số đọc trên mia là 1090mm vì chỉ giữa của máy bắn cao độ đang ở vị trí này
Bước 4: Tính cao độ
Giả sử ký hiệu độ cao của mốc gốc là 1000(mm), số đọc trên mia ở điểm cần xác định cao độ như ví dụ trên là 1090(mm). Còn số đọc trên mia khi đặt mia ở mốc cao độ cho trước và số đọc này được ký hiệu là a như trên.
Cao độ tại điểm cần biết= Mo+ số đọc trên mia tại mốc độ cao gốc- số đọc trên mia tại điểm cần biết cao độ.
Sau đó di chuyển mia đến các vị trí khác và cũng tiến hành đọc số tương tự ta sẽ thu được các giá trị cao độ.
Ngoài ra trước khi tiến hành đo đạc bạn có thể tham khảo bài viết cách kiểm nghiệm và hiệu chỉnh
Công tác đo cao độ phục vụ việc đo đạc tính toán khối lượng đào đắp trong đo đạc công trình xây dựng nhà hay cac công tác đo đạc công trình đường
Ứng dụng nổi bật của thiết bị này đó chính là bố trí cao độ thiết kế ra thực địa một cách chính xác và đạt độ tin cậy cao nhất trên những công trình
Cách đọc mia
Mia chính là thước cứng thường được làm bằng nhôm hoặc gỗ có ghi số màu đen trắng hoặc đỏ trắng. Mia thường có 2 mặt, 1 mặt chia vạch cách nhau 1 mm mặt còn lại mỗi khấc cách nhau 1cm. Xem hình trên
Khi đọc thì nhớ vận chỉnh tiêu cự và kính ngắm cho nó rõ mia để tránh bị đọc sai.
Đối với mặt chia mm, trên mia luôn hiển thị 3 số đầu số cuối là vị trí cắt vạch ngang của lưới chữ thập và mia. Giả sử khi nhìn vào mia thấy vạch ngang của lưới chỉ chữ thập nằm trên 103 (2 vạch) và dưới 104 thì khi đó ta đọc là 1032 tương ứng với 1032mm và =1.032m.
Đối với mia chia từng khấc cách nhau 1mm luôn hiển thị 2 số trên mia 2 số còn lại được tính như sau: Giả sử vạch ngang của lưới chỉ chữ thập nằm trên số 10 và ngay mép dưới chữ (E ngược) thì ta đọc là 1050 tương ứng với 1050mm = 1.050m. Còn nếu vạch ngang lưới chỉ chữ thập nằm dưới số 10 và ngay mép trên chữ E (chữ E ngay dưới số 10) thì ta đọc là 1000 tướng ứng với 1000mm = 1m. Tương tự cứ 1 khấc nhỏ đen trắng hoặc đỏ trắng thì cộng thêm 1 cm.
Sau khi đã hoàn tất các bước nêu trên các bạn có thể bắt đầu đo khoảng cách từ xa để hoàn thành công tác trắc địa một cách nhanh chóng hơn. Nhìn chung máy thủy bình không hề khó sử dụng, cơ bản bạn cần phải chuẩn bị kỹ khâu cân bằng máy để đảm bảo không bị sai số khi đo đạc.
Cách tính cao độ đơn giản từ số liệu đo đạc của máy thủy bình
Sau khi đã có được số liệu đo đạc từ máy thủy bình, các bạn có thể tiến hành tính toán cao độ theo các bước sau đây:
Bước 1: nếu MIA gi được 0050 thì mốc này đang có cao độ là 0,05 (lấy 0,000+0050=0,050), chú ý số bạn đọc có 4 số là 0050 tức bạn đang đọc theo hàng ngìn nhưng cao độ họ cho là m tức 0,0m.
Bước 2: tính cao độ bằng công thức CĐ thực tế = CĐ máy – CĐ MIA mới đọc (Nếu bạn đọc số MIA từ lần 2 trở đi mà cao hơn số bạn cộng cao độ chuẩn lần đầu thì vị trí đó thấp hơn mốc, nếu bạn đọc MIA thấp hơn cố cộng mia chuẩn lần đầu thì nó cao hơn mốc).Cụ thể hơn, để có được số cao độ cụ thể bạn chỉ cần dùng một vài phép tính đơn giản là đã có thể cho kết quả chính xác rồi đấy. Từ đó có thể thấy chiếc máy thủy bình thật sự hữu ích dành cho các kỹ sư trong công tác đo đạc trắc địa.
Xem thêm: Thiết bị định vị GPS