Hướng dẫn lắp đặt thiết bị định vị GPS cho xe máy
Bước 1: Kiểm tra thiết bị trong hộp đảm bảo đủ thiết bị và phụ kiện.
Bước 2: Lắp thẻ SIM vào thiết bị ( phải là sim có 3G, có tài khoản )
– Chuẩn bị 1 SIM đã được đăng kí dịch vụ GPRS. Bạn có thể mua SIM bất kỳ tại đại lý hoặc các cửa hàng của chúng tô. SIM phải được kích hoạt và không nhất thiết phải đăng kí chính chủ trước khi lắp đặt vào thiết bi để đảm bảo an toàn bí mật.
– Mở nắp lưng của thiết bị, đặt thẻ SIM vào khay và đẩy chốt cố định sang trạng thái LOCK. Sau đó bật nút nguồn “nếu có” và đóng nắp lung của thiết bị.
Bước 3: Chuẩn bị lắp đặt thiết bị: Cần chú ý các điểm như sau.
– Lựa chọn vị trí lắp đặt kín đáo trên xe để tránh các sự phá hoại của kẻ xấu.
– Vị trí lắp đặt thiết bị cách xa các nguồn thu phát sóng, ví dụ như ra đa, bộ đàm hay các thiết bị thông tin lien lạc khác.
– Tránh các khu vực có nhiệt độ và độ ẩm cao.
– Để đảm bảo tính năng phát hiện rung động được chính xác, cần cố định thiết bị bằng lạt thít hoặc băng keo hai mặt.
– Nhớ đặt thiết bị theo hướng ngửa, mặt trên của thiết bị hướng lên trên và không bị bao bọc quá kín, che chắn bởi các vật liệu kim loại.
Bước 4: Lắp đặt thiết bị lên phương tiện
– Trước tiên, cần phân biệt các loại dây của thiết bị như sau:
• Dây màu đỏ: Là dây cấp nguồn cho thiết bị. Nối với cực dương Ắc-quy của xe (+12V – 36V)
• Dây màu đen: Là dây Mát (dây nối điện Âm cho thiết bị – 12V – 36V)
• Dây màu da cam: Là dây tín hiệu chìa khoá (ACC) bật khóa có điện, tắt khóa mất điện (muốn kín đáo nên kắt bỏ)
• Dây màu vàng: Là dây điều khiển Rơ-le ( kắt bỏ )
Lưu ý:
• Vị trí tốt nhất và an toàn nhất để lắp đặt thiết bị là mặt nạ trước củ xe, sau đèn pha.
• Các vị trí sẽ gây hạn chế cho thiết bị là gần máy của xe, Các vị trí khiến thiết bị dễ bị hư hỏng, bắt sóng kém là nơi thường xuyên rửa xe xịt vào, nhiệt độ quá nóng, quá ẩm…
– Sau khi phân biệt được các loại dây của thiết bị, cần phân biệt các loại dây của phương tiện tương ứng với các loại dây thiết bị:
• Dây nguồn: Có 2 cách xác định dây nguồn:
+ Cách 1: Dây nguồn là dây được nối sẵn với cực dương của ắc quy
+ Cách 2: Dùng đồng hồ đo điện áp để đo điện áp trên 2 dây của ổ khoá điện, cầu chì. Nếu điện áp đo được trên dây nào luôn là 12V – 24V (kể cả khi bật hoặc tắt khoá điện) thì dây đó là dây nguồn.
• Dây chìa khoá: Dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp trên các dây của ổ khoá điện. Nếu điện áp dây nào có 24/24 là ok. khi tắt khoá điện dây đó không có điện là dây ACC.
• Dây điện mát : có 3 cách xác định:
+ Cách 1: Dây được nối sẵn với cực âm của ắc-quy.
+ Cách 2: Là dây mầu đen trong bó dây điện của phương tiện.
+ Cách 2: Vít trực tiếp từ các chi tiết sắt ốc của vỏ xe lưu ý là phải không bị cách điện.
Cách lắp thiết bị:
• Đấu dây mát : Nối dây màu đen của thiết bị với dây nối mát của phương tiện.
• Đấu dây nguồn: Nối dây nguồn của thiết bị với dây nguồn 24/24 của phương tiện.
• Thiết bị : Buộc chắc chắn thiết bị vào các chi tiết cố định hoặc bó dây điện của xe.
Bước 5: Kiểm tra sự hoạt động thiết bị
Thiết bị sẽ tự động khởi động ngay sau khi các loại dây của thiết bị được nối với dây của phương tiện thể hiện ở 3 đèn sáng trên thiết bị. khi chốt vị trí 3 đèn đó sẽ tắt.
Có thể xảy ra các tình huống với đèn như sau:
– Đối với đèn hiển thị trạng thái tín hiệu SIM
• Nếu đèn sáng lien tục: Là biểu hiện thiết bị đang hoạt động, thẻ SIM bình thường.
• Nháy chậm: Là biểu hiện Thiết bị hoặc thẻ SIM bị lỗi, không hoạt động.
• Không sáng: Là biểu hiện Thiết bị không hoạt động.
– Đối với hiển thị trạng thái tín hiệu GSM
• Nếu đèn sáng lien tục: Là biểu hiện Tín hiệu GSM mạnh, ổn định.
• Nháy chậm: Là biểu hiện Tín hiệu GSM trung bình, còn 75%
• Nháy nhanh: Là biểu hiện Tín hiệu GSM yếu, còn 25%-50%
• Không sáng: Là biểu hiện Không có tín hiệu GSM, Nguồn
• Không sáng của một số thiết bị hoặc đèn sẽ đứng yên. khi chốt vị trí đèn sẽ tắt.
– Đối với hiển thị trạng thái tín hiệu GPS
• Nếu đèn sáng liên tục: Là biểu hiện tín hiệu GPS bình thường
• Nháy chậm: Là biểu hiện kết nối được với vệ tinh nhưng không xác định được toạ độ
• Nháy nhanh: Là biểu hiện khối GPS không hoạt động hoặc không kết nối được với vệ tinh
• Không sáng: Là biểu hiện khối GPS không hoạt động.
Lưu ý : tùy từng loại thiết bị mới có thể kết luận chính xác hiện tượng đèn báo được.
Giám sát trên Internet
– Đăng nhập: Nhân viên Viettech sẽ tạo tài khoản và hướng dẫn cho bạn cách đăng nhập và sử dụng phần mềm giám sát.
– Theo dõi và giám sát: Sau khi đăng nhập thành công, bạn có thể thực hiện giám sát được trạng thái hiện tại của xe và xem lại được hành trình xe đã đi.
Giám sát qua phần mềm
– Tải phần mềm hoặc truy cập phiên bản mobi dành riêng cho khách hàng sử dụng dịch vụ trên điện thoại di động.
– Sau khi cài đặt, người dùng có thể đăng nhập chương trình bằng tài khoản đã được nhân viên Viettech cung cấp.
Các tình huống thường gặp
Thiết bị không hoạt động:
– Tài khoản của thẻ SIM đã hết tiền: Bạn cần nạp thêm tiền vào tài khoản cho thiết bị
– Tin nhắn SMS bị trễ: Có thể do mạng GPRS bị nghẽn, hệ thống mạng chưa kịp thời xử lý các tin nhắn gửi đi. Xin vui lòng chờ trong ít phút hoặc thử lại sau.
– Thẻ SIM lắp đặt không đúng cách: Nếu thấy đèn LED báo hiệu thẻ SIM nhấp nháy, bạn hãy ngắt nguồn của thiết bị, tháo và lắp đặt lại SIM đúng cách.
– Lắp đặt ở trong nhà kín, tầng hầm hay ở những nơi không có sóng điện thoại.
– Nếu các đèn Led đều tắt, bạn hãy thực hiện kiểm tra lại nguồn điện cấp cho thiết bị.
Bạn cần kiểm tra lại Ắc-quy đã bị yếu chưa, hoặc các mối nối dây nguồn của thiết bị đã đứt hoặc tuột hay không.