Hệ thống định vị GPS Beidou Trung Quốc sánh ngang hàng với GPS và GLONASS

Hệ thống định vị GPS Beidou Trung Quốc sánh ngang hàng với GPS và GLONASS

Hôm qua, quan chức Trung Quốc cho biết Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) đã cho phép hệ thống định vị Beidou hoạt động trên biển.

he-thong-dinh-vi-gps-beidou-trung-quoc

Hôm qua, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc cho biết Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) đã cho phép hệ thống Beidou hoạt động trên biển. Việc phát triển hệ thống định vị Beidou độc lập là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển vệ tinh Trung Quốc.

Điều này có nghĩa  Beidou đã được chính thức đưa vào hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu. Beidou là hệ thống thứ ba được chấp nhận sau hệ thống GPS của Mỹ và hệ thống GLONASS  của Nga.

Một quan chức chính phủ Trung Quốc cho biết: “Đây là lần đầu tiên các tiêu chuẩn của hệ thống Beidou được phê chuẩn bởi một tổ chức quốc tế. Beidou được mô tả như “một cột mốc quan trọng” trong nỗ lực thúc đẩy hệ toàn cầu phát triển của Trung Quốc.” 

IMO quy định các thuyền viên phải trang bị hệ thống định vị toàn cầu khi tham gia hoạt động trên biển. Trung Quốc hi vọng với sự hỗ trợ của IMO,  nhiều công ty vận tải biển nước ngoài sẽ lựa chọn hệ thống định vị Beidou.

Theo Ran Chengqi, Giám đốc Cơ quan Định vị vệ tinh Trung Quốc cho biết, hơn 50.000 tàu đánh cá Trung Quốc trang bị thiết bị đầu cuối Beidou vào tháng 12/2013. Mục tiêu trước mắt của Bắc Kinh là chiếm 70-80% thị trường định vị tại Trung Quốc vào năm 2020, đồng thời mở rộng dịch vụ ra khắp toàn cầu trong thập kỷ này.

Trung Quốc bắt đầu triển khai hệ thống định vị toàn cầu từ năm 2000 để cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Beidou sẽ có khả năng phủ sóng toàn cầu sau khi sở hữu 35 vệ tinh vào năm 2020.

Tương thích với hệ thống định vị GPS của Mỹ, hệ thống Galileo của châu Âu và hệ thống Glonass của Nga, nó cho phép người sử dụng định vị chính xác trong phạm vi 10 m, đo tốc độ từ 200 cm/giây trở lên và cung cấp thông tin về thời gian với sai số chỉ là 2 phần trăm triệu giây.

Beidou phát triển mạnh mẽ ở Thái Lan, nơi ba trạm mặt đất đã đi vào sử dụng từ tháng 6/2014 để phục vụ các hoạt động phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn. Hơn 200 trạm mặt đất sẽ thiết lập ở Thái Lan trong vòng 5 năm và dự án hợp tác cũng sẽ phát triển tại các quốc gia châu Á khác như Malaysia và Lào.

http://tintuc.vn

Viết một bình luận