Định vị GPS GLONASS: toàn cầu hơn, chính xác hơn, phổ cập hơn

Hệ thống định vị GPS GLONASS: toàn cầu hơn, chính xác hơn, phổ cập hơn

Chẳng mấy chốc  nữa hệ thống dẫn đường toàn cầu GLONASS của Nga sẽ trở nên thực sự hoàn chỉnh toàn cầu, – Phó Thủ tướng Chính phủ Nga Sergei Ivanov tuyên bố. Đến cuối năm nay hoàn tất nhóm vệ tinh quĩ đạo từ 24 chiếc, sẽ  có khả năng phủ sóng tín hiệu khắp thế giới. Từ nay đến 2020 giành cho sự phát triển của hệ thống này dự kiến cấp khoảng 60 tỷ rúp (tức là gần 2 tỷ dollar), trong đó phần lớn kinh phí giành không chỉ cho các vệ tinh, mà cả các bộ máy trên mặt đất.

he-thong-dinh-vi-gps-GLONASS

Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh được gọi là một trong những hướng ưu tiên phát triển ứng nghiệm của Nga. Vecto dân sự được kết cấu một cách thông thạo của hệ thống GLONASS mở ra nhiều khả năng giành để phát triển hiệu quả các công việc trong những lĩnh vực kinh tế khác nhau nhất. Chỉ riêng trong ngành giao thông đã có thể tiết kiệm ¼ toàn bộ số nhiên liệu nhờ lựa chọn lộ trình hợp lý cho vận chuyển và ngăn chặn tình trạng biển thủ.  Các bộ máy tiếp nhận ứng nghiệm vệ tinh hạ thấp nguy cơ tai nạn trên đường xá, đảm bảo tốc độ tiếp cận hiện trường nhanh chóng của cơ quan cứu hộ và thậm chí nâng cao  tỷ lệ khám phá tội phạm.  Cho đến cuối năm nay toàn bộ các nhà sản xuất ô tô hiện đang làm việc ở Nga nhất thiết phải trang bị cho những chiếc xe những máy tiếp sóng định vị như vậy. Thêm nữa, mọi thiết bị trên mặt đất của hệ thống GLONASS ngay từ đầu đã không định hướng riêng vào các máy thu tín hiệu của vệ tinh Nga, – Phó Thủ tướng Sergei Ivanov nhận xét.

“Những năm 2005-2006 đã thông qua quyết định đúng đắn là các thiết bị này sẽ thu nhận tín hiệu vũ trụ cả của hệ thống Mỹ GPS và GLONASS, trong chừng mực sẽ phân định độ chính xác và chắc chắn của bất kỳ hệ thống nào là cao hơn, khi nó tiếp nhận tín hiệu của hai nhóm chứ không phải chỉ của một.  Các chuyên viên thiết kế của chúng ta đã dự liệu chế tạo thiết bị trên mặt đất như vậy, trong triển vọng sẽ thu cả tín hiệu từ hệ thống Galileo của châu Âu mà hiện thời còn chưa xuất hiện”.

Đã đến lúc các chuyên viên Nga suy nghĩ về việc làm sao để hệ thống dẫn đường hai chiều và điện thoại di động thu nhận được “tín hiệu xanh”. Những mẫu mã như thế được sản xuất với số lượng lớn, – ông Sergei Ivanov nói tiếp.

“Chúng tôi quả thực có kế hoạch áp dụng lệ phí xuất khẩu với GPS. Cho đến nay chúng ta vẫn duy trì thị trường của mình hoàn toàn mở, vì thế GPS đã  thâm nhập vào khá sâu. Nếu qua một năm mà nhà sản xuất đưa ra loại điện thoại di động có lắp đặt chi tiết hệ thống tiếp sóng kép, thì chúng ta vẫn sẽ không thu lệ phí như trước. Sẽ chỉ thu phí, trong trường hợp nhà sản xuất làm ra điện thoại với một hệ thống tiếp sóng GPS mà không có GLONASS. Đó là lập trường trung thực và dễ hiểu”.

Ông Sergei Ivanov nhấn vào hai vấn đề gắn với tác động của sự phát triển GLONASS: tình trạng trì trệ của ngành vi điện tử nội địa, không thể tạo ra những thiết bị thu tín hiệu có sức cạnh tranh, cũng như sự đóng kín của ngành bản đồ. Mức giá của thiết bị hệ thống kép còn tương đối cao – hiện nay khoảng 10-12 nghìn rúp – nhưng sẽ được giảm xuống, nếu đem sản xuất tại các nước châu Á.  Tuy nhiên thiết bị GLONASS có công dụng quân sự thuần túy sẽ vẫn thuộc độc quyền sản xuất của các nhà máy quốc phòng Nga – không được phép chế tạo bên  ngoài ranh giới Liên bang. Mặc dù các phụ tùng đồng bộ có thể mua ở nước ngoài, như Lầu Năm Góc đang làm. Còn về bản đồ, thì Bộ Quốc phòng Nga từ lâu đã chỉ dẫn tháo bỏ hạn chế trên bản đồ với độ chính xác đến vài mét. Nhân đây cần nói thêm, điều đó thúc đẩy cả công tác lập địa bạ điền thổ Nga, tránh được thói quan liêu với những thủ tục nhiêu khê vô ích.

Hệ thống GLONASS hiện tại đang được hàng chục quốc gia  quan tâm, và một số nước đã ký thỏa thuận về hợp tác. Theo lời Phó Thủ tướng Nga, chiếm vị trí  quan tâm đặc biệt là Ấn Độ.

Ông Sergei Ivanov cho biết: “Ấn Độ bày tỏ nguyện vọng  làm việc cùng với Nga về GLONASS, trong đó có lĩnh vực tín hiệu tần số cao. Nó đảm bảo cho các vũ khí với độ chính xác cao. Quá trình các chiến dịch tại Iraq đã cho thấy rằng đất nước sở hữu các tín hiệu như thế sẽ có thể dễ dàng giở mánh khóe đánh lừa vũ khí đối phương. Chúng ta đã nhận trách nhiệm với Ấn Độ không bao giờ áp dụng những tín hiệu như vậy với họ”.  

Với vec-tơ quân sự, GLONASS sẽ gắn bó mật thiết liên tục với tất cả các chương trình của Nga, về vũ khí có độ chính xác cao. Hệ thống đang làm việc thành công không chỉ trên các tên lửa xuyên đại châu, mà cả trên cả các đạn dược đại pháo.

Hiểu rõ thế ưu việt của vệ tinh dẫn đường, cả Trung Quốc cũng cố gắng chế tạo ra hệ thống của riêng mình. Qua thời gian, những hệ thống với tính năng tương tự sẽ ngày càng nhiều hơn, vì thế trong khuôn khổ  Ủy ban Liên Hợp Quốc về dẫn đường bằng vệ tinh, các chuyên viên đang bắt tay soạn thảo chuẩn mực quốc tế giành cho hệ thống tín hiệu dân sự.

Viết một bình luận