Cung cấp máy định vị GPS tại Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Huế

HighMark Security chuyên cung cấp máy định vị GPS tại Quảng Bình  Quảng Trị  Hà Tĩnh, Huế, Nghệ An, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Daklak, Dak nông, Lâm Đồng…với các dòng máy đo diện tích đất rừng, máy đo đạc, thiết bị định vị GPS của các hãng Garmin, Trimble, Furuno…

Tư vấn mua máy định vị GPS tại Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Huế…

0236-3-690-089 ☎ 0935-690-089

Thiết bị định vị GPS, máy định vị đo diện tích cầm tay
Thiết bị định vị GPS, máy định vị đo diện tích cầm tay

Máy định vị GPS tại Quảng Bình

Giới thiệu một số sản phẩm máy đo diện tích máy định vị GPS tại Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Huế, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Thiết bị định vị cầm tay GPS Garmin eTrex 10

  • GPS eTrex 10 được xem như là một thiết bị định vị cầm tay có các tính năng cơ bản nhưng phổ biến và đáng tin cậy. Nó được kế thừa dựa trên nền tảng của eTrex H nhưng có giao diện dể sử dụng, vẫn giữ được các tính năng cốt lõi và bổ sung thêm nhiều tính năng mới. Cấu trúc nhỏ gọn nhưng rất chắc chắn và bền bỉ.
  • Hỗ trợ thêm nhiều phụ kiện nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng. Bạn sẽ nhận ra tên thông qua chất lượng của nó. Có thể nói eTrex 10 là một thiết bị hoàn toàn mới- một thiết bị mà chỉ có Garmin mới có thể cung cấp.

Hộp sản phẩm tiêu chuẩn bao gồm:

  • Máy thu eTrex 10 màn hình tinh thể lỏng, đơn sắc.
  • Cáp kết nối máy tính USB
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng Tiếng Anh và Tiếng Việt.
  • 2 pin AA.

Đặc tính kỹ thuật gps:

  1. – Hỗ trợ cài đặt ngôn ngữ Tiếng Việt, dễ dàng hơn rất nhiều cho người sử dụng không thường xuyên làm việc với ngôn ngữ Tiếng Anh (chỉ có tại Công Ty Bình Hy)
  2. – Kích thước máy  : 5.4 x 10.3 x 3.3 cm
  3. – Kích thước màn hình  : 3.5 x 4.4 cm (2.2”)
  4. – Độ phân giải màn hình   : 128 x 160 pixels
  5. – Loại màn hình  : Tinh thể lỏng, đơn sắc
  6. – Trọng lượng     : 141.7 gram (kể cả pin)
  7. – Nguồn điện sử dụng     : 2 pin AA, NiHM hoặc Lithium
  8. – Thời gian sử dụng pin  : khoảng 25 giờ (đối với NiHM hoặc Lithium)
  9. – Chống thấm   : đạt tiêu chuẩn IPX7
  10. – Hệ bản đồ   : WGS 84, VN 2000, … và hơn 100 hệ bản đồ khác nhau trên thế giới
  11. – Hệ tọa độ    : UTM, Lat/Long, Maiden head, MGRS,…
  12. – Độ nhạy máy thu   : mạnh, cực nhanh và chính xác. Sai số từ 1-5 mét. Nhận được tín hiệu vệ tinh cùng lúc từ 2 hệ thống GPS của Mỹ và GLONASS của Nga
    – Anten được thiết kế bên trong máy, độ thu sóng mạnh, cho tín hiệu tọa độ khoảng 05 phút.,
  13. – Dãy nhiệt độ hoạt động    : từ -20 độ C đến 70 độ C
  14. – Giao tiếp với máy tính     : USB tốc độ cao
  15. – Tiêu chuẩn môi trường     : RoHS
  16. – Bộ nhớ điểm (waypoint)   : 1000 điểm
  17. – Hành trình: thiết lập được 50 hành trình, mỗi hành trình có thể  đi qua 250 điểm
  18. – Bộ nhớ lưu vết: 10.000 điểm, có thể lưu được 100 Saved Track
    – Trao đổi dữ liệu với máy tính qua cổng USB
  19. – Lịch vệ tinh (tìm thời gian đo tốt nhất)
  20. – Chức năng cảnh báo vào vùng nguy hiểm, đồng hồ báo thức
  21. – Thông tin mặt trăng, mặt trời
  22. – Đo và tính toán DIỆN TÍCH, CHU VI ngay trên máy.

Hoạt động của hệ thống định vị toàn cầu GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) là hệ thống bao gồm các vệ tinh bay trên quỹ đạo, thu thập thông tin toàn cầu và được xử lý bởi các trạm điều khiển trên mặt đất. Ngày nay, khó hình dung rằng có một máy bay, một con tàu hay phương tiện thám hiểm trên bộ nào lại không lắp đặt thiết bị nhận tín hiệu từ vệ tinh. Năm 1978, nhằm mục đích thu thập các thông tin về tọa độ (vĩ độ và kinh độ), độ cao và tốc độ của các cuộc hành quân, hướng dẫn cho pháo binh và các hạm đội, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phóng lên quỹ đạo trái đất 24 vệ tinh. Những vệ tinh trị giá nhiều tỷ USD này bay phía trên trái đất ở độ cao 19.200 km, với tốc độ chừng 11.200 km/h, có nhiệm vụ truyền đi các tín hiệu radio tần số thấp tới các thiết bị thu nhận.

Từ những năm đầu thập kỷ 80, các nhà sản xuất lớn chú ý nhiều hơn đến đối tượng sử dụng tư nhân. Trên các xe hơi hạng sang, những thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số PDA (Personal Digital Assistant) như Ipaq của hãng Compaq, được coi là một trang bị tiêu chuẩn, thể hiện giá trị của chủ sở hữu. Trong số 24 vệ tinh của Bộ quốc phòng Mỹ nói trên, chỉ có 21 thực sự hoạt động, 3 vệ tinh còn lại là hệ thống hỗ trợ. Tín hiệu radio được truyền đi thường không đủ mạnh để thâm nhập vào các tòa nhà kiên cố, các hầm ngầm và hay tới các địa điểm dưới nước. Ngoài ra nó còn đòi hỏi tối thiểu 4 vệ tinh để đưa ra được thông tin chính xác về vị trí (bao gồm cả độ cao) và tốc độ của một vật. Vì hoạt động trên quỹ đạo, các vệ tinh đảm bảo cung cấp vị trí tại bất kỳ điểm nào trên trái đất.

(Xem thêm máy định vị tại Quảng Bình với các dòng máy định vị GPS cầm tay tại Quảng Bình và bảng giá bán máy định vị GPS tại Quảng Bình) Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning Systems) bao gồm 3 mảng: – Mảng người dùng, gồm người sử dụng và thiết bị thu GPS. – Mảng kiểm soát bao gồm các trạm trên mặt đất, chia thành trạm trung tâm và trạm con. Các trạm con, vận hành tự động, nhận thông tin từ vệ tinh, gửi tới cho trạm chủ. Sau đó các trạm con gửi thông tin đã được hiệu chỉnh trở lại, để các vệ tinh biết được vị trí của chúng trên quỹ đạo và thời gian truyền tín hiệu. Nhờ vậy, các vệ tinh mới có thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác tuyệt đối vào bất kỳ thời điểm nào.

– Mảng còn lại gồm các vệ tinh hoạt động bằng năng lượng mặt trời, bay trên quỹ đạo. Quãng thời gian tồn tại của chúng vào khoảng 10 năm và chi phí cho mỗi lần thay thế lên đến hàng tỷ USD. Một vệ tinh có thể truyền tín hiệu radio ở nhiều mức tần số thấp khác nhau, được gọi là L1, L2… Những thiết bị nhận tín hiệu GPS thông thường bắt sóng L1, ở dải tần số UHF 575,42 Mhz. Một đài phát thanh FM thường cần có công suất chừng 100.000 watt để phát sóng, nhưng một vệ tinh định vị toàn cầu chỉ đòi hỏi 20-50 watt để đưa tín hiệu đi xa 19.200 km. Tần số L1 chứa đựng 2 tín hiệu số (mã hoá bằng kỹ thuật số), được gọi là P-code và C/A-code. Mã P nhằm bảo vệ thông tin khỏi những sự truy nhập trái phép.

Tuy nhiên, mục đích chính của các tín hiệu mã hóa là nhằm tính toán thời gian cần thiết để thông tin truyền từ vệ tinh tới một thiết bị thu nhận trên mặt đất. Sau đó, khoảng cách giữa 2 bên được tính bằng cách nhân thời gian cần thiết để tín hiệu đến nơi với tốc độ của ánh sáng là 300.000 km/giây(khoảng cách = vận tốc x thời gian). Tuy nhiên, tín hiệu có thể bị sai đôi chút khi đi qua bầu khí quyển. Vì vậy, kèm theo thông điệp gửi tới các thiết bị nhận, các vệ tinh thường gửi kèm luôn thông tin về quỹ đạo và thời gian. Việc sử dụng đồng hồ nguyên tử sẽ đảm bảo chính xác về sự thống nhất thời gian giữa các thiết bị thu và phát. Để biết vị trí chính xác của các vệ tinh, thiết bị nhận GPS còn nhận thêm 2 loại tín hiệu mã hóa.

– Loại thứ nhất (được gọi là Almanac data) được cập nhật định kỳ và cho biết vị trí gần đúng của các vệ tinh trên quỹ đạo. Nó truyền đi liên tục và được lưu trữ trong bộ nhớ của thiết bị thu nhận khi các vệ tinh di chuyển quanh quỹ đạo. – Tuy nhiên, phần lớn các vệ tinh có thể hơi di chuyển ra khỏi quỹ đạo chính của chúng. Sự thay đổi này được ghi nhận bởi các trạm kiểm soát mặt đất. Việc sửa chữa những sai số này là rất quan trọng và được đảm nhiệm bởi trạm chủ trên mặt đất, trước khi thông báo lại cho các vệ tinh biết vị trí mới của chúng. Thông tin được sửa chữa này được gọi là Ephemeris data. Kết hợp Almanac data và Ephemeris data, các thiết bị nhận GPS biết chính xác vị trí của mỗi vệ tinh.

Hiện nay, nếu có bản đồ điện tử, nhiều thiết bị nhận GPS sẽ hiển thị rõ ràng vị trí của bạn qua một màn hình, điều đó giúp cho việc định hướng trở nên cực kỳ thuận lợi. Nhưng nếu tắt thiết bị nhận tín hiệu trong khoảng thời gian chừng 5 giờ đồng hồ, nó sẽ mất đi các Almanac data (hay không còn nhận biết chính xác các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất). Khi hoạt động trở lại, thiết bị sẽ cần khoảng thời gian chừng 30 giây để nạp lại thông tin về vị trí của vệ tinh, trước khi cho biết hiện thời bạn đang ở đâu. Hoạt động của GPS có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

– Khi các vệ tinh ở quá gần nhau, chúng sẽ khiến cho việc xác định một vị trí chính xác trở nên khó khăn hơn. 

– Vì tín hiệu radio đi từ vệ tinh xuyên qua tầng điện ly và tầng đối lưu, tốc độ cần thiết để tín hiệu truyền tới thiết bị nhận sẽ bị chậm đi. Hệ thống GPS có dự phòng điều đó bằng cách tính thêm khoảng thời gian chậm trễ trung bình, nhưng cũng không được hoàn toàn chính xác. – Chướng ngại lớn như các dãy núi hay các toà nhà cao tầng cũng làm cho thông tin bị sai lệch.

– Giữa thiết bị nhận (nhất là của người dùng cá nhân) với vệ tinh (có thể không hoàn toàn trùng khớp về mặt thời gian, và các vệ tinh đôi khi chạy lệch khỏi quỹ đạo. 

Tư vấn máy đo đất tại Quảng Bình

Liên hệ mua máy định vị GPS tại Quảng Bình vui lòng liên hệ HighMark Security

Một số dòng máy định vị GPS tại Quảng Bình được sử dùng nhiều của hãng Garmin 78s, Garmin 64s, 64, etrex 10x,20x,30x.

#1 HighMark Security – Bán máy định vị GPS tại Quảng Bình ✅ Bán máy định vị GPS tại Quảng Trị ✅ Bán máy định vị GPS tại Huế ✅ Bán máy định vị GPS tại Hà Tĩnh ✅ Bán máy định vị GPS tại Huế ✅ Bán máy định vị GPS tại Nghệ An

Viết một bình luận