Hệ thống định vị toàn cầu Gps, Glonass, Galieleo, Bắc Đẩu

Giới thiệu Hệ thống định vị toàn cầu Gps, Glonass, Galieleo, Bắc Đẩu …

Có thể bạn từng nghe qua hệ thống định vị toàn cầu Gps hoặc các hệ thống định vị khác như Glonass, Galileo, Bắc Đẩu, IRNSS, QZSS . Vậy chúng là gì dùng để làm gì? Tại sao lại có nhiều hệ thống định vị như thế? Hãy để HighMark Security giải đáp giúp bạn.

tim-hieu-dinh-vi-gps-glonass-bac-dau

 

Hệ thống định vị toàn cầu là tên gọi chung các hệ thống định vị trên thế giới hiện nay. Hệ thống định vị toàn cầu có tên tiếng Anh là Global Navigation Satellite System thường được viết tắt là GNSS. Hiện nay các hệ thống định vị trên thế giới hiện nay gồm có: Gps(Mỹ), Glonass(Nga), Galileo(Châu Âu), IRNSS(Ấn Độ), Bắc Đẩu(Beidou của Trung Quốc), QZSS(Nhật Bản). Hệ thống định vị được dùng cho các mục đích sau: định vị trên xe hơi, định vị điều hướng máy bay, tàu thuyền, leo núi, không gian vũ trụ,…

Nhắc đến hệ thống định vị toàn cầu thì đa số chúng ta sẽ nghĩ ngay đến GPS. Vậy GPS là gì? GPS là của nước nào? Tại sao nó lại được dùng phổ biến như thế?

GPS là gì?
GPS là hệ thống định vị toàn cầu do Mỹ phát triển và vận hành. GPS chính là viết tắt từ Global Positioning System. Nó là một hệ thống bao gồm các vệ tinh. Từ lúc ra đời đến nơi đã có 69 vệ tinh được phóng lên. Nhưng hiện nay hoạt động chỉ còn 30 vệ tinh. Hai vệ tinh đang được thử nghiệm hoặc dùng để dự phòng thay thế các vệ tinh bị hư hỏng. Một vệ tinh ở tình trạng không hoạt động tốt. Số lượng vệ tinh đã bị thay thế hoặc không còn hoạt động nữa là 34. Và có 2 vệ tinh thất bại trong khi phóng  lên vũ trụ.

Sự ra đời của Gps ban đầu nhầm phục vụ cho quân sự. Sau này được mở rộng để sử dụng cho thiết bị dân sự. Điều hướng dẫn đường trên toàn cầu. Chính nhờ sự chính xác trong việc định vị vị trí của mình nên  có nhiều thiết bị tích hợp Gps. Điều này khiến Gps ngày càng trở nên phổ biến. Ở Việt Nam hầu như khi nhắc Gps ai cũng đều biết đó như hệ thống định vị toàn cầu mà không biết còn có các hệ thống định vị khác.

Gps thì sử dụng vệ tinh để định vị trí. Cụ thể để xác định được vị trí của bạn cần phải có 4 vệ tinh. Và để nhận đủ 4 vệ tinh cần tốn thời gian. Đôi khi không xác định được do bị cản trở. Nên do đó có sự phát triển A-Gps trên các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị định vị cầm tay một phiên bản nâng cấp của Gps.

Vậy A-Gps có ưu điểm gì? A-Gps có những ưu điểm sau đây. Định vị cực nhanh, không lo bị các vật cản trở sóng vệ tinh. Bằng cách truyền dữ liệu đến các trạm trung gian. Từ đó có tính khoảng cách từ vị trí truyền dữ liệu đến các trạm trung gian. Có thể xác định vị vị trí nhanh chóng. Tuy nhiên để định vị A-Gps thiết bị bắt buộc phải truyền dữ liệu nền buộc phải dùng wifi, gprs, 2g, 3g, 4g,… Đây cũng là nhược điểm vì không có mạng thì không định vị được. Bản thân tác giả vẫn thích Gps cổ điển hơn vì ra ngoài trời, lựa nơi thông thoáng là có thể định vị được.

GLONASS đối trọng của GPS:

Glonass là hệ thống định vị toàn cầu do Xô Viết trước đây phát triển, giờ là Xô Viết đã tan rã nên chỉ còn là Nga. Mục đích rõ ràng là Nga không muốn bị lệ thuộc vào Gps của Mỹ. Tuy gọi là đối trọng của Gps nhưng thực ra hệ thống Glonass của Nga có số lượng hoạt động ít so với Gps. Cụ thể  hiện nay có 24 vệ tinh Glonass đang hoạt động so với 30 của Gps. Tổng cộng đã có 132 vệ tinh được phóng lên. Nhưng đã có 12 vệ tinh thất bại khi phóng lên. Số vệ tinh không còn hoạt động đã cho về hưu là 92 cái và phóng lên như không sử dụng được là 4 cái.

Hiện nay hầu như các điện thoại thông minh(smartphone) đều có tích hợp Glonass kèm với Gps để tận dụng hết khả năng định vị của 2 hệ thống.

Galieleo

Galieleo đây là hệ thống định vị do Châu Âu phát triển. Được lấy theo tên của nhà thiên văn học, vật lý học, triết học người Ý Galileo. Người đã nói rằng trái đất quay quanh mặt trời. Được lập ra nhầm không phụ thuộc vào Gps và Glonass của Nga. Đây là hệ thống miễn phí phục vụ tất cả mọi người. Hệ thống định vị này dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2019

Tham vọng của Trung Quốc với hệ thống định vị Bắc Đẩu

Beidou tên gọi tiếng Việt là Bắc Đẩu đây là hệ thống định vị do Trung Quốc phát triển. Để phục vụ họ, giống như các hệ thống khác. Lý do ra đời để tránh lệ thuộc vào một hệ thống định vị của một nước nào. Ngoài ra Trung Quốc còn dự định sẽ phát triển hệ thống định vị toàn cầu Compass vào năm 2020. Tuy nhiên hiện nay hệ thống này chưa phủ khắp toàn cầu.

Ngoài ra còn có các hệ thống định vị của Nhật Bản là QZSS và Ấn Độ là IRNSS.

Kết luận tuy có nhiều hệ thống định vị trong bài viết. Nhưng hiện nay thì chỉ có 2 hệ thống định vị toàn cầu đang cung cấp là Gps và Glonass. Các hệ thống còn lại đang trong quá trình hoàn thiện hoặc chỉ phục vụ một khu vực nào đó mà thôi.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài Hệ thống định vị toàn cầu Gps – Glonass là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về các hệ thống định vị hiện có trên thế giới.

Viết một bình luận