Điều cần biết trước khi lắp thiết bị giám sát hành trình

Ứng dụng công nghệ định vị GPS, thiết bị giám sát hành trình đã và đang là giải pháp tối ưu để các tổ chức hay cá nhân giám sát phương tiện dễ dàng.

Ứng dụng công nghệ định vị GPS, thiết bị giám sát hành trình là giải pháp tối ưu để các tổ chức hay cá nhân giám sát phương tiện dễ dàng. Thiết bị giám sát hành trình (hay còn gọi là “hộp đen hành trình”) là thiết bị điện tử được lắp trên xe ôtô để ghi, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình vận hành của xe trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính Phủ Về Kinh doanh và Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các đơn vị kinh doanh vận tải cần lưu ý trách nhiệm lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được quy định rõ.

1. Đối tượng bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe.

2. Yêu cầu của thiết bị giám sát hành trình

Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

a) Lưu giữ các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe;

b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Thiết bị giám sát hành trình chỉ được phép lắp trên ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng quy định tại Nghị định 91/2009/NĐ – CP (xe bus, xe taxi, xe chở khách theo hợp đồng, ô tô du lịch, xe tải chở hàng, taxi tải) khi đã đăng ký công bố hợp quy, có dấu hợp quy của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình.

3. Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình và truyền dữ liệu:

Theo Nghị định 91 của Chính phủ thì lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình mà các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vận tải phải chấp hành:

a) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình;

b) Đến ngày 01 tháng 01 năm 2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình.

c) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2012, các xe ô tô kinh doanh vận tải đều  phải gắn thiết bị giám sát hành trình.

Và bắt đầu từ ngày 15/7/2015, các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình và dịch vụ giám sát theo yêu cầu của Tổng cục đường bộ Việt Nam phải thực hiện truyền dữ liệu liên tục từ thiết bị trên xe về máy chủ của Tổng cục tại Nghị định 86. Sau đó, máy chủ sẽ tiếp tục xử lý và tổng hợp thông tin.

Viết một bình luận